“Người nước ngoài nghĩ gì về Việt Nam, ở Việt Nam có điều gì hấp dẫn, đáng sợ hay kỳ lạ?” là một chủ đề tôi nghĩ khá nhiều người Việt đã thấy và sẽ thấy thú vị, không khác gì so với tôi" - Tiến sĩ Triết học Cameron Shingleton. Và có lẽ không ít độc giả cũng đang mong muốn tìm kiếm hình ảnh của Việt Nam qua các tác phẩm của tác giả nước ngoài. Hãy cùng TIMES điểm qua những cuốn sách hay về Việt Nam do tác giả nước ngoài viết nhất định không được bỏ lỡ nhé!
1. LUẬT VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII - XVIII (Insun Yu)
Cũng là một cuốn sách về Việt Nam, viết về chủ đề lịch sử giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII, được viết bởi tác giả Insun Yu - giáo sư có tới hơn 50 năm nghiên cứu về Việt Nam học. Trong gần năm thập kỷ qua, Giáo sư Yu luôn dành những tình cảm quý báu đối với Việt Nam nói chung và ĐH Quốc gia Việt Nam nói riêng. Ông được đánh giá là nhà Việt Nam học hàng đầu tại Hàn Quốc với nhiều công trình nghiên cứu tiêu biểu của về Việt Nam như: Lịch sử Việt Nam, Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII, Lịch sử Việt Nam tân biên, Lịch sử & văn hóa Việt Nam truyền thống…
“Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII” là một cuốn sách hay về lịch sử giá trị, được phát hành bởi TIMES - Sách Thời Đại, lấy căn cứ khoa học chủ yếu từ bộ Quốc triều hình luật hay Bộ Luật Hồng Đức được xây dựng trong thời Lê sơ và được thực thi cho đến thế kỷ XVII-XVIII.
Cuốn sách sẽ giúp độc giả có cái nhìn chi tiết và thấu đáo về hệ thống cấu trúc nền tảng của xã hội Việt Nam truyền thống thông qua phân tích cấu trúc gia đình, rồi mở rộng nghiên cứu những mối quan hệ phức tạp với làng và Nhà nước để khám phá những đặc điểm lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam trong mối ảnh hưởng và tác động qua lại giữa Nhà nước, pháp luật, hệ tư tưởng Nho giáo với sức sống bền bỉ của truyền thống gắn liền với phong tục, tập quán lâu đời của nhân dân.
Với những ai quan tâm tới chủ đề lịch sử và văn hóa, xã hội của Việt Nam thì nhất định đừng bỏ qua cuốn sách này nhé!
2. TẠI SAO VIỆT NAM? (Archimedes L.A.Patti)
Nội dung của toàn bộ cuốn sách dày ngót 1.000 trang lấy bối cảnh là những ngày cuối tháng tư năm 1975, khi không quân Mỹ thực hiện cuộc hành quân cuối cùng để tổ chức di tản những công dân của mình ra khỏi Sài Gòn, cũng là kết thúc hoàn toàn sự dính líu của nước Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Năm năm sau sự kiện đó, giữa lúc nước Mỹ chưa thoát khỏi bàng hoàng bởi những gì đã diễn ra ở Việt Nam, chính giới Mỹ vẫn đang đau đầu với “hội chứng Việt Nam”, hòng giải đáp được câu hỏi “Tại sao nước Mỹ hùng mạnh bậc nhất thế giới lại thất bại thảm hại ở Việt Nam?”, thì có cuốn sách về Việt Nam giai đoạn lịch sử này với tên gọi “Tại sao Việt Nam?” được xuất bản.
Archimedes L.A.Patti không đi thẳng vào những vấn đề còn đang nóng bỏng tính thời sự của thập kỷ 70 để giải đáp câu hỏi “Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam?” mà lại đi ngược thời gian lên thập kỷ 40 để giải đáp câu hỏi “Tại sao nước Mỹ đã từng sát cánh với những người cách mạng, những người cộng sản Việt Nam trên một trận tuyến chung chống chủ nghĩa phát xít?”.
Cuốn sách không phải là một lời bào chữa hoặc một bản án kết tội ai mà chỉ là một sự trình bày thẳng thắn các sự kiện đúng như chúng đã diễn ra và đã được tác giả ghi lại theo dòng thời gian. Từ những sự việc được dẫn chứng, người đọc có thể tự rút ra những kết luận riêng của mình.
3. MỘT CHIẾN DỊCH Ở BẮC KỲ (Charles-Édouard Hocquard)
Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (Une campagne au Tonkin) là một tác phẩm về lịch sử Việt Nam tầm cơ và có giá trị sử liệu về mặt con người, xã hội và phong tục Bắc Kỳ, và cả Trung Kỳ thời Pháp bắt đầu chiếm đóng. Cuốn sách xuất hiện lần đầu tiên năm 1889 tại Pháp, tức tính đến nay đã tròn 131 tuổi.
Cuốn sách là một tập ký sự về hành trình khám phá vùng đất Annam còn xa lạ với người Pháp, được bác sĩ Hocquard tường thuật lại bằng mắt thấy tai nghe một cách chân thực và lôi cuốn nhất dưới vai trò của người quan sát, người kể chuyện và nhà phân tích. Charles-Édouard Hocquard (1853 - 1911). Ông nhận bằng Tiến sĩ tại Viện Quân Y Val-de-Grâce. Thiếu tá Quân Y tham gia chiến dịch Bắc Kỳ nhưng không tham chiến giai đoạn từ 1884 - 1886 (Giai đoạn Pháp tiến hành bình định Bắc Kỳ).
Cuốn sách dày 604 trang chia thành 23 chương với 225 bức ảnh in khắc chụp giai đoạn từ 1884 - 1886 là những thước hình độc đáo, chân thực và nguyên bản hiếm có về Việt Nam thời xưa - khi Pháp chưa thực hiện “khai hóa văn minh”.
4. SỰ PHỤC HƯNG CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT (A.B. Pôliacốp)
Sự phục hưng của nước Đaị Việt thế kỷ X - XIV là một cuốn sách chủ đề lịch sử Việt Nam đáng đọc khác của TIMES - Sách thời đại, được nghiên cứu và hoàn thiện bởi nhà sử học về Việt Nam nổi tiếng tên là A.B.Pooliacốp.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, giai đoạn nhà Lý-Trần (thế kỷ X-XIV). Nội dung cuốn sách chứa đựng những phân tích diễn biến kinh tế, xã hội ở Giao Châu; Sự hình thành và củng cố nhà nước trung ương tập quyền; Những ảnh hưởng của tôn giáo với xã hội thời kỳ đó cùng các chính sách đối ngoại và phản ánh các cuộc cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đó.
Đây chắc chắn sẽ là một cuốn sách về Việt Nam nói chung, và về lịch sử Việt Nam nói riêng do tác giả nước ngoài viết mà bạn đọc yêu sử không nên bỏ qua!
Trên đây là top 5 gợi ý sách về Việt Nam do tác giả nước ngoài viết được TIMES đánh giá khá cao. Hy vọng sẽ làm phong phú thêm trải nghiệm đọc sách và tìm hiểu về Việt Nam của bạn. Đừng bỏ qua nhé!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.