Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, chắc hẳn bạn cũng muốn dành tặng thầy cô những món quà 20/11 ý nghĩa. Nếu chưa chọn được món quà nào phù hợp, TIMES gợi ý bạn những cuốn sách rất xúc động và ý nghĩa về những nhà giáo nổi tiếng, hoặc những câu chuyện ngành giáo dục mà chắc chắn sẽ là một món quà thể hiện sự biết ơn của bạn đến thầy, cô.
1. Tôi học đại học - Nguyễn Ngọc Ký
Tôi học đại học là một cuốn tự truyện nổi tiếng của tác giả Nguyễn Ngọc Ký. Nguyễn Ngọc Ký là một người thầy giáo có nghị lực phi thường. Ông nổi tiếng là được mọi người kính trọng do những đóng góp với ngành giáo, truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học sinh và trên hết là hình tượng vượt lên nghịch cảnh để làm được những điều lớn lao. Cuốn “Tôi học đại học” được tác giả viết trong tận 43 năm, xuyên suốt cuộc đời làm nghề của mình. Cuốn sách được hoàn thành vào lúc sức khoẻ của thầy ở tình trạng yếu. Tôi học đại học sẽ giúp người đọc biết được cuộc đời của tác giả, nghị lực, ý chí phi thường của nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký.
Tuy là tác phẩm của một thầy giáo, song “Tôi học đại học” lại được viết một cách đơn giản, gần gũi, chân thật. Những câu chuyện kể lại giàu hình ảnh và cảm xúc, đồng thời qua đó, những bài học được truyền tải cũng mang tính giáo dục sâu sắc và thấm đẫm tư tưởng nhân văn. Cuốn sách cũng truyền tải lời cảm ơn sâu sắc đến với Đời đến với Người. Do vậy, “Tôi học đại học” là món quà thể hiện lòng biết ơn đến thầy, cô giáo nhân ngày 20/10.
2. Totto-chan bên cửa sổ - Kuroyanagi Tetsuko
Totto-chan được mẹ đưa đến học tại một ngôi trường mới - trường Tomoe. Đây lại là một ngôi trường rất kỳ lạ: lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thỏa thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo.
Ở Tomoe, còn có một thầy hiệu trưởng luôn chăm chú lắng nghe Totto-chan kể về những câu chuyện suốt hơn 4 tiếng. Cũng chín nhờ trường Tomoe mà Totto-chan, từ một cô bé cá tính và cực kỳ hiếu đồng đã trở thành một cô gái mạnh mẽ và hoàn thiện hơn nhờ những điều quý giá học được ở trường.
3. Người thầy - Hồi ức của một nhà giáo Mỹ - Frank McCourt
Người thầy - Hồi ức của một nhà giáo Mỹ là một cuốn tự truyện của Frank McCourt - một thầy giáo dạy văn người Mỹ tại các trường trung học ở New York, kiêm nhà văn. Cuốn sách được viết một cách hóm hỉnh nhưng vẫn rành mạch, rõ ràng. Qua cuốn sách, Frank McCourt kể lại câu chuyện của cuộc đời mình, cũng là câu chuyện của những nhà giáo Mỹ thời bấy giờ. Có cả những khó khăn trong việc giảng dạy, những gian truân vất vả trong việc tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Tuy nhiên cũng có cả những bất ngờ, những thành tựu được đền bù xứng đáng từ những “gai góc bền chí” mà ông đã bỏ ra.
Qua cuốn sách, câu chuyện của một người thầy Mỹ hiện lên thật chân thật, gần gũi trong mắt người đọc. Người thầy với kinh nghiệm hơn 30 năm giảng dạy, với tâm huyết, tình yêu với nghề, lòng nhiệt thành và tâm huyết trong sự nghiệp truyền người. Người thầy luôn có được sự yêu mến và tôn trọng của bao thế hệ học sinh.
4. Đào Tạo Nhân Cách Yoojin Choi, Jae Hyeok Jang
Cuốn sách là lời tự sự của tác giả về hành trình bốn năm giảng dạy tại trường Trung học Phillips Exeter Academy nhưng lại đem đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về triết lý, phương thức tổ chức dạy và học của ngôi trường được chọn là ngôi trường danh giá tiêu biểu nhất nước Mỹ.
Với những người làm giáo dục thì cái tên Phillips Exeter Academy là nơi mơ ước được đến tham quan và học hỏi. Nếu như thánh đường của giáo dục đại học là Harvard thì thánh đường của giáo dục phổ thông chính là Phillips Exeter Academy, trường phổ thông danh tiếng được thành lập năm 1781 của nước Mỹ. Cuốn sách này là cuốn sách hiếm hoi từ trước đến nay xuất bản tại Việt Nam giúp độc giả mở ra cánh cửa thánh đường để bước vào bên trong và tìm hiểu cách mà Phillips Exeter Academy vận hành theo đúng tên gọi trường trung học tư thục có chất lượng giáo dục tốt nhất nước Mỹ.
5. Bài giảng cuối cùng - Randy Pausch
“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch
“Bài giảng cuối cùng” là bài thuyết trình được nhiều giáo sư giảng dạy lần cuối trước khi chia tay sự nghiệp “trồng người”. Mỗi người sẽ kể một câu chuyện khác nhau, tuy nhiên thường thì họ sẽ đều chia sẻ về những bài học họ rút ra từ cuộc sống và sự nghiệp của mình. Mỗi khi những bài giảng cuối cùng này đc thuyết trình, cử tọa luôn day dứt trước những câu hỏi như: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời?
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.