Sách - Đào Tạo Nhân Cách - Phương thức đào tạo Top 1% nhân tài sáng tạo của trường trung học danh tiếng nhất nước Mỹ do Harvard bầu chọn

Tình trạng: Còn hàng |Thương hiệu: TIMES BOOKS
Loại: Sách Giáo Dục

ĐÀO TẠO NHÂN CÁCH

Bí quyết bồi dưỡng Top 1% nhân tài sáng tạo của Phillips Exeter Academy - trường học ưu tú nhất thế giới do Harvard bình chọn

 

234.000₫
Số lượng:
CoDe Ưu Đãi CoDe Ưu Đãi
Nhập mã TIMES để được giảm ngày 15% ( Áp dụng cho các sách lẻ "không áp dụng COMBO và Pre-Order" đã xuất bản của TIMES )
Nhập mã SACHTHOIDAI để được giảm ngay 20% tổng hóa đơn dành cho khách hàng mua combo ( Áp dụng cho các sách đã xuất bản của TIMES)
Chỉ có tại TIMES - Sách Thời Đại
100% Sản phẩm bản quyền
100% Sản phẩm bản quyền
Được mở hộp kiểm tra khi nhận hàng
Được mở hộp kiểm tra khi nhận hàng
Cam kết hoàn tiền 100% nếu sản phẩm không bản quyền
Cam kết hoàn tiền 100% nếu sản phẩm không bản quyền
Giao hàng nhanh chóng
Giao hàng nhanh chóng
Hỗ trợ mua hàng
Hỗ trợ mua hàng 0968411661

Thông tin chi tiết

 

ĐÀO TẠO NHÂN CÁCH

Bí quyết bồi dưỡng Top 1% nhân tài sáng tạo của Phillips Exeter Academy
 - trường học ưu tú nhất thế giới do Harvard bình chọn

Tên sách gốc: 세계 최고의 학교는  인성에 집중할까

Tác giả: Yoojin Choi – Jae Hyeok Jang

Dịch giả: Nghiêm Thị Thu Hương

Số trang: 186 trang

Khổ sách: 14x20,5cm

Giá bìa : 234,00đ

Phát hành : T9/2023

=========================

THÔNG TIN TÁC GIẢ

Hai tác giả đều có 4 năm kinh nghiệm giảng dạy trực tiếp lại Phillips Exeter Academy.

 

=========================

TÓM TẮT NỘI DUNG

Trường Trung học Phillips Exeter Academy nổi tiếng vì được chọn là trường trung học tư thục tốt nhất ghi trong “Tài liệu hướng dẫn nội bộ của Đại học Harvard về các trường dự bị dưới đại học”. Học sinh tốt nghiệp Phillips Exeter Academy thường vào học các trường đại học hàng đầu của Mỹ (Ivy League). Cựu học sinh của trường có:

  • Tổng thống Mỹ Franklin Pierce;
  • John Irving - nhà văn đã giành được rất nhiều giải thưởng văn học và hàn lâm như Giải thưởng Sách Quốc gia, Giải thưởng O’Henry;
  • Peter Bradford Benchley - tác giả và là nhà biên kịch của bộ phim nổi tiếng Jaws;
  • William Howard Stein - người đạt giải Nobel về hóa học;
  • David Bryant Mumford - người đã giảnh được Huy chương Fieds, còn gọi là giải Nobel về toán học;
  • Dan Brown - nhà văn với nhiều tác phẩm bán chạy trên khắp thế giới như Mật mã Da Vinci;
  • John Rockefeller IV - từng là Thượng nghị sĩ Liên bang, hậu duệ của gia tộc Rockefeller, gia tộc được mệnh danh là vua dầu khí;
  • Robert Lincold - con trai cả của Tổng thống Lincold, sau này trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ;
  • và người đại diện tiêu biểu nhất là Mark Zuckerberg - nhà sáng lập Facebook.

Phương thức đào tạo của Phillips Exeter Academy:

  • Cốt lõi trong triết lý giáo dục của trường là nhân tính của người học. “Trách nhiệm lớn nhất của thầy cô giáo là tập trung sự chú ý vào trái tim và đạo đức của các học sinh. Thiện lương mà không có tri thức thì yếu, tri thức mà không có thiện lương thì nguy hiểm. Kết hợp hai điều này lại mới có thể tạo nên một nhân cách cao quý, và như thế mới có nền tảng để có ích cho nhân loại.”
  • Cuộc cách mạng trong học tập: Mô hình lớp học Harkness - học  thông qua thảo luận, coi trọng quá trình hơn đáp án.
  • Sự hài hòa giữa cảm xúc và thể lực tạo nên nhân cách: Vai trò của nghệ thuật và thể thao.
  • ...

=========================

MỤC LỤC SÁCH

Phần thứ 1 - Gặp gỡ ngôi trường danh giá nhất thế giới

01 - Trường trung học hơn một trường trung học

  • Cơ duyên đầu với trường Trung học Phillip Exerter Academy
  • Thăm quan cơ sở nhà trường

02 - Ngôi trường danh giá nhất, chú trọng nhân cách

  • Lịch sử hình thành
  • Phillip Exerter đã sinh ra những nhân tài
  • Thiện lương mà không có trí thức thì yếu, trí thức mà không có thiện lương thì nguy hiểm

03 - Có thực một ngôi trường như vậy

  • Cơ duyên lần thứ hai
  • Trở thành một thành viên của Phillip Exerter

Phần thứ 2 - Ngôi trường danh giá nhất, chú trọng nhân cách

04 - Những đứa trẻ và những câu hỏi khác biệt

  • Giáo viên mới vào nghề vùi trong dòng lũ các câu hỏi
  • Tìm câu trả lời thông qua thảo luận

05 - Icon của lớp học thảo luận, chiếc bàn Harkness

  • Lớp học mà Edward mơ ước
  • Cuộc cách mạng lớp học trên chiếc bàn Harkness

06 - Lớp học coi trọng quá trình hơn là đáp án

  • Có câu hỏi nhưng không có đáp án
  • Học sinh là diễn viên chính, giáo viên là diễn viên phụ
  • Những đứa trẻ tự lo
  • Nói, đọc, viết là một
  • Giờ khoa học giải quyết vấn đề bằng thảo luận và thực hành thí nghiệm

07 - Trong thảo luận, nhân cách tỏa sáng

  • Cơ sở của thảo luận là sự quan tâm
  • Giao tiếp và học tập
  • Công nhận sự thiếu xót của bản thân
  • Những đứa trẻ trưởng thành bằng sự nỗ lực

Phần thứ 3 - Sự hài hòa giữa cảm xúc và thể lực tạo nên nhân cách

08 - Lớp học nghệ thuật nuôi dưỡng cảm xúc

  • Nghệ thuật không phải là lựa chọn, là bắt buộc
  • Dự án ra mắt dàn nhạc

09 - Lớp học thể thao rèn luyện bản thân

  • Những đứa trẻ đang chạy
  • Exeter vs Andover

Phần thứ 4 - Nhân cách hình thành trong lối sống

10 - Ký túc xá - không gian của tự do và trách nhiệm

  • Tinh thần cộng đồng trong ký túc xá
  • Quản lý thời gian là quản lý bản thân
  • Có những điều học được từ phòng ăn (dining hall)
  • Giáo viên cố vấn đồng hành từ việc học đến các sinh hoạt  

11 - Một phương thức khác trong giáo dục, hoạt động tình nguyện

Trở thành anh chị em

  • Hòa vào cộng đồng

12 - Hoạt động giao lưu gặp gỡ thế giới khác

  • Học về tự nhiên và con người
  • Và học về cuộc sống

Phần thứ 5 - Những cơ cấu nhà trường làm nên nhân cách

13 - Giáo viên vận hành nhà trường

  • Lý do giáo viên cũng thảo luận
  • Từ giáo viên thành “người đi trước”

14 - Phát hiện tiềm năng qua chế độ đánh giá tuyển sinh

  • Tìm rồng trong suối
  • Không công khai điểm SSAT
  • Đây là trình độ của đứa trẻ 14 tuổi
  • Thư giới thiệu bản thân chứa đầy nhiệt huyết

Phần kết

Từ Seoul qua Harvard tới Phillip Exerter

=========================

NỘI DUNG THAM KHẢO

 

LỜI GIỚI THIỆU: Trường Trung học Phillips Exeter Academy được chọn là ngôi trường danh giá tiêu biểu nhất nước Mỹ. Vợ chồng chúng tôi sau khi nhận học vị tiến sỹ đã dạy môn sinh học và môn âm nhạc ở ngôi trường này trong 4 năm. Và bằng những trải nghiệm đó chúng tôi đã viết cuốn sách này.

Ở Hàn Quốc trường nào được gọi là ngôi trường danh giá? Có lẽ là những trường đã đưa được nhiều học sinh vào các trường đại học hàng đầu, nhất là vào được Đại học Quốc Gia Seoul. Vậy thì mục đích cao nhất của các lớp học đã đặt vào việc nâng cao thứ hạng của người học. Và các phụ huynh cũng mong muốn nhà trường sẽ làm đúng như vậy.  

Nhìn vào điều đó chúng tôi lại nảy ra một câu hỏi. Như thế chẳng phải xã hội Hàn Quốc đang làm giảm thiểu vai trò của trường học hay sao? Trong khi người lớn thì quên mất bản chất của việc giáo dục, trẻ em thì giống như bị thả rơi vào một môi trường mà ở đó mỗi bài giảng giống như những bài luyện thi?

Giáo dục mà chúng tôi trải nghiệm ở trường Trung học Phillip Exerter Academy hoàn toàn khác. Nó khác từ cơ sở vật chất vượt trội, chương trình học đa dạng, nhưng nó khác hơn nữa ở điểm mục đích của lớp học không chỉ đặt ở việc học kiến thức và luyện tập đơn thuần.

Trường Trung học Phillip Exerter Academy không một giây phút nào lơ là rằng việc nuôi dưỡng một nhân tài có nhân cách mới thực sự là giáo dục chân chính. Việc nhìn thấy nhân cách của học sinh phát triển và trưởng thành qua mỗi giờ học đã trở thành niềm vui và phần thưởng lớn nhất mà chúng tôi có thể nhận được với vai trò là một giáo viên của trường Trung học Phillip Exerter Academy.

Vậy bây giờ tôi sẽ làm sáng tỏ từng chút một triết lý giáo dục và phương thức lớp học của trường Trung học Phillip Exerter Academy.

Lên đầu trang
Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES)
Trang chủ Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng