"Nhà trường và Xã hội" là cuốn sách được John Dewey viết vào năm 1899. Trong cuốn sách này, Dewey ủng hộ một cách tiếp cận giáo dục tiến bộ và dân chủ hơn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập thực tế và trải nghiệm xã hội.
Nhà Trường Và Xã Hội
Tên sách gốc: The School and Society
Tác giả: John Dewey
Dịch giả: Đào Quốc Minh
Hiệu đính: Nguyễn Thị Hạ Ni
Khổ sách: 14x20.5 cm
Số trang: 124
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Dân Trí
=========================
THÔNG TIN TÁC GIẢ
John Dewey (20 tháng 10 năm 1859 - 1 tháng 6 năm 1952) là nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng, các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội. Ông là một đại diện tiêu biểu của trào lưu tân giáo dục (progressive education) và chủ nghĩa tự do.
J.Dewey sinh ngày 20 tháng 10 năm 1859 trong một gia đình bình thường tại thành phố Burlington, Vermont. Sau này ông dạy triết tại University of Michigan và University of Minnesota (1888). 1894 ông về làm trưởng khoa Triết học, Tâm lý học và Sư phạm tại University of Chicago. Từ năm 1904 ông là giáo sư tại Columbia University ở New York và về hưu ở đó 1930.
Các tác phẩm nổi tiếng như: Dân chủ và Giáo dục, Kinh nghiệm và Giáo dục, Nhà trường và Xã hội...
=========================
TÓM TẮT NỘI DUNG
"Nhà trường và Xã hội" là cuốn sách được John Dewey viét vào năm 1899. Trong cuốn sách này, Dewey ủng hộ một cách tiếp cận giáo dục tiến bộ và dân chủ hơn, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập thực tế và trải nghiệm xã hội.
Dewey lập luận rằng giáo dục truyền thống, tập trung vào việc học thuộc lòng và kiểm tra tiêu chuẩn, không chuẩn bị cho học sinh những tình huống thực tế và hạn chế khả năng tư duy phản biện và sáng tạo của các em. Thay vào đó, ông gợi ý rằng giáo dục nên dựa trên sở thích và kinh nghiệm của học sinh, đồng thời nên bao gồm các hoạt động thực hành và bài tập giải quyết vấn đề.
Nhà trường và Xã hội là cuốn sách tập hợp ba bài giảng của Dewey liên quan đến triết lý và hoạt động thực tế của ngôi trường thực nghiệm.
Bài giảng thứ nhất mang tên “Nhà trường và tiến bộ xã hội”, ở đây Dewey đề cập các khía cạnh xã hội của nhà trường và những gì cần được điều chỉnh để nhà trường hoạt động hiệu quả trong bối cảnh xã hội đương đại.
Bài giảng thứ hai tập trung vào chủ đề “Nhà trường và đời sống của trẻ em”. Dewey đề cập nhà trường với tư cách là một thiết chế có mối quan hệ với xã hội và với các thành viên của nó là trẻ em. Ông phân tích mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và đời sống, giữa nhà trường với sự phát triển của từng cá nhân trẻ em, trong đó nhà trường cần phải “trở thành đời sống của trẻ em, là nơi trẻ em học thông qua đời sống có định hướng; thay vì chỉ là nơi để trẻ em học các bài học trừu tượng và xa vời về một số đời sống khả dĩ ở tương lai”.
Bài giảng thứ ba xoay quanh chủ đề “Lãng phí trong giáo dục”, trong đó Dewey kêu gọi mọi người chú ý đến những nguyên nhân căn bản của sự lãng phí chính là sự cô lập của các bộ phận khác nhau của hệ thống nhà trường, sự thiếu thống nhất trong các mục tiêu của giáo dục, và sự thiếu gắn kết trong các môn học và các phương pháp giáo dục.
-------------------------------
MỤC LỤC SÁCH
Chương 1: Nhà trường và tiến bộ xã hội
Chương 2: Nhà trường và đời sống của trẻ em
Chương 3: Lãng phí trong giáo dục
Chương 4: Ba năm ở Trường Tiểu học Thực nghiệm