TỦ SÁCH VĂN HÓA ITALY
Tủ sách Văn hóa Italy 4 tác phẩm bao gồm: Hương Vị Ẩm Thực Italia, Lược Sử Thời Trang Ý, Bản Sắc Văn HóaÝ, Ngôn Ngữ Cử Chỉ Của Người Ý.
Sản phẩm Pre- order. Có Sách vào tháng 10/2024 đặt trước để nhận nhiều ưu đãi từ chúng tôi nhé!
TỦ SÁCH VĂN HÓA ITALY
Với định hướng thành lập Tủ sách Quốc gia năm châu do Công ty CP Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Trường Đại học Hà Nội (HANU) khởi xướng từ tháng 01/2024, chiều ngày 23/4/2024, đại diện TIMES và Khoa tiếng Italy, Trường Đại học Hà Nội đã ký kết hợp tác xuất bản một số đầu sách tiếng Italy.
Sự kiện đánh dấu mốc đầu tiên trong việc thành lập Tủ sách Văn hóa Italy. Lễ ký kết cũng nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động mừng Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4).
Tủ sách Văn hóa Italy 4 tác phẩm bao gồm: Hương Vị Ẩm Thực Italia, Lược Sử Thời Trang Ý, Bản Sắc Văn HóaÝ, Ngôn Ngữ Cử Chỉ Của NgườiÝ
Theo ông Vũ Trọng Đại – Giám đốc TIMES, đây đều là những cuốn sách thể hiện văn hóa, bản sắc và dấu ấn của Italy. Nội dung những cuốn sách sẽ thể hiện được lịch sử, hội họa và những điểm tiêu biểu nhất của đất nước Italy.
“Những ấn phẩm này góp phần quảng bá thêm văn hóa đất nước Italy đến độc giả Việt Nam và đưa chúng ta bước lên hành trình đến với đất nước xinh đẹp này”, ông Đại chia sẻ.
TÓM TẮT NỘI DUNG
Cơ quan vị giác có hai bộ phận chính là lưỡi và não. Lưỡi nếm hương vị, não đánh giá chúng. Cơ chế này không chỉ mang tính sinh học mà trên hết còn thể hiện một nét văn hóa đặc sắc: tạo nên từ thói quen, sự học hỏi và những phán đoán. Vì vậy, nếu chúng ta tự hỏi tại sao cơ quan vị giác nhạy cảm của người Ý lại bị thu hút bởi vị đắng đến vậy, thì câu trả lời sẽ không được giải thích bằng di truyền mà phải bằng lịch sử. Vị đắng là một đặc điểm, không độc quyền nhưng cực kỳ độc đáo trong văn hóa Ý. Bắt đầu ngày mới bằng vị đắng của cà phê và kết thúc một ngày bằng vị đắng của rượu tiêu vị, “đắng” chính là hương vị được chào đón nhất trong nền văn hóa ẩm thực của đất nước này.
Bằng cách đào sâu vào các nguồn văn học và chuyên luận về thực vật học, nông nghiệp, ẩm thực, nhà sử học ẩm thực vĩ đại Massimo Montanari đã cho chúng ta một lời giải đáp thú vị về niềm đam mê “cay đắng” của người Ý trong “Amaro un gusto italiano”. Không chỉ đơn thuần bàn luận đến một hương vị hay một số loại thực phẩm nhất định, cuốn sách này nói về mối quan hệ sâu sắc giữa những loại thực phẩm mang vị đắng với nền văn hóa Ý.’
Lược sử thời trang Ý là một cuốn sách tổng hợp hoàn chỉnh về lịch sử thời trang Ý đến từ ngòi bút của một nhà sử học - Maria Giuseppina Muzzarelli - người đã dành phần lớn thời gian nghiên cứu của mình cho thời trang.
Mặc dù đã thống nhất từ năm 1862, nhưng chúng ta lại không hiểu rõ về điều đó.
"Il paese del sì" là một cuộc khám phá về người Ý là ai và họ tin rằng mình là ai. Từ ngôn ngữ đến di sản văn hóa, từ các giá trị hiến pháp đến nền lịch sử lâu đời, hay là bản sắc riêng của "đất nước xinh đẹp" được phân tích bởi một nhà trí thức "Ý-Neapolitan" đầy hóm hỉnh. Thông qua quá trình kết hợp lại những điều thú vị, Giliberti mở ra những góc nhìn mới với các khái niệm về bản sắc, quốc gia và sự hội nhập. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao và làm thế nào để trở thành người Ý. May mắn hoặc không.
“Le genti del bel paese dove il sì suona”: Đây là cách Dante Alighieri định nghĩa về người Ý. Nhưng hơn thế nữa, bất cứ ai đến thăm Grand Bazaar ở Istanbul, trông từ xa, họ đều có thể nhận ra đâu là người Ý ( không phải người Tây Ban Nha hay người Hy Lạp) bởi những người bán hàng tài ba, những người đứng trước các cửa hàng để thu hút khách. Một biểu hiện, một cử chỉ, một tư thế, hay trang phục cũng đủ để mời chào, cái mà trong ngôn ngữ của chúng ta nghĩa là để mua một thứ gì đó. Nhưng họ làm điều đó bằng cách nào?
“I gesti dell’italiano” (Tạm dịch: Những cử chỉ của người Ý) lí giải về những hành vi, cử chỉ của người Ý nói chung dưới góc độ ngôn ngữ học. Không chỉ là định nghĩa lý thuyết đơn thuần mà cuốn sách còn đưa ra một mô hình về tính áp dụng của những cử chỉ đó trong thực tiễn đời sống. Từ đây, tác giả đề xuất xây dựng một hệ thống từ điển cử chỉ riêng và đưa chúng vào giảng dạy tại các trường đại học.